admin

Bất chấp cách ly xã hội, doanh nghiệp thép lớn vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan tháng 4

Bất chấp cách ly xã hội, doanh nghiệp thép lớn vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan tháng 4

Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 4 giảm trên 15% so cùng kỳ năm trước. Giá nguyên liệu sản xuất thép hầu hết giảm hoặc đi ngang trong tháng 4. Hòa Phát tăng sản lượng bán thép cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong tháng 4, thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 1 -15/4 về giãn cách xã hội, nhiều địa phương hạn chế hoạt động xây dựng. Cụ thể, Sở Xây dựng TP HCM khuyến nghị chủ đầu tư điều chỉnh giãn tiến độ hoặc tạm ngưng thi công các công trình xây dựng không mang tính đặc thù, khẩn cấp. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu hạn chế số lượng công nhân tập trung tại các sàn công tác, đảm bảo tối đa không quá 20 người trong một ca.

Tương tự, Hà Nội yêu cầu tạm dừng mọi công trình xây dựng và chỉ cho phép một số công nhân tiếp tục thực hiện việc thay thế sữa chữa khắc phục khe co dãn của đường Vành đai 3 trên cao, đảm bảo công trường không quá 10 người. Trong khi, Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng có công văn yêu cầu không được tập trung công nhân từ 10 người trở lên trong không gian làm việc như phòng họp, sàn công tác, vận thăng, thang máy và không gian kín khác tại công trường.
Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 4 cùng ghi nhận mức tăng trưởng âm. Sản xuất thép các loại đạt hơn 1,85 triệu tấn, giảm 12,53% so với tháng trước và giảm 15,2% so với cùng kỳ 2019. Bán hàng thép các loại đạt 1,72 triệu tấn, giảm 16,6% so với tháng trước và giảm 15,6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 261.816 tấn, giảm 38% so với tháng trước và giảm 36,5% so với cùng kỳ.

Nguồn: VSA

Tính chung 4 tháng đầu năm, sản xuất thép các loại đạt hơn 7,58 triệu tấn, giảm 8,4%. Bán hàng đạt 6.754.203 tấn, giảm 13,3%; riêng xuất khẩu thép các loại đạt 1,28 triệu tấn, giảm 25%.
Báo cáo VSA cho hay nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì sản xuất và bán hàng 4 tháng đầu năm giảm lần lượt 6% và 12% so với cùng kỳ năm 2019.


Các nguyên liệu sản xuất thép hầu hết đều giảm hoặc đi ngang so với đầu tháng, riêng quặng sắt tăng nhẹ. Nhưng xét so cùng kỳ năm trước thì giá nguyên liệu thép giảm đáng kể.
Giá quặng sắt ngày 10/5 giao dịch ở mức 88 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn so với đầu tháng 4 và giảm 7,8% so cùng kỳ năm trước. Than mỡ luyện coke có giá 109 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so đầu tháng 4 và giảm 40% so cùng kỳ. Thép phế liệu ở mức 250-252 USD/tấn, giảm nhẹ 3 USD/tấn so đầu tháng và giảm 20% so cùng kỳ, giá thép phế chào bán tại thị trường châu Âu, châu Mỹ có xu hướng đi ngang, riêng châu Á tăng mạnh. Giá than điện cực trong tháng tương đối ổn định, điều chỉnh tăng nhẹ hồi đầu năm 2020 khi bùng nổ đại dịch Covid-19 sau đó giữ ở mức ổn định bình quân quý IV năm 2019, giá giao dịch trung bình khoảng 2.500 USD/tấn, giảm 75% so cùng kỳ. Giá HRC ở mức 402 USD/tấn, tương đương với mức giá giao dịch đầu tháng 4 và giảm 13,2% so với cùng kỳ.

* Hòa Phát tính theo biên lợi nhuận thuần riêng mảng thép/ ** Hoa Sen niên độ tài chính 30/9-1/10. Đơn vị: %

Tuy vậy, một số doanh nghiệp lớn trong ngành thép vẫn công bố kết quả kinh doanh tương đối khả quan tháng 4. Như Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ), doanh nghiệp nắm thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép với 26,2% và 31,5%, cho biết sản lượng thép tháng 4 đạt 270.000 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ song giảm 23% so với tháng trước. Đồng thời, hoạt động hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm của Hòa Phát vẫn tăng 16,9% so với cùng kỳ, đạt hơn 20.000 tấn. Các thị trường xuất khẩu trong tháng bao gồm các nước Nhật Bản, Canada, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Lượng xuất khẩu phôi thép trong tháng 4 cũng tăng 35,5% so với tháng 3 khi đạt gần 183.000 tấn. Thị trường nhập khẩu phôi thép của Hòa Phát chủ yếu là Trung Quốc, Philipines, Thái Lan.
Như vậy, tháng 4, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 450.000 tấn sản phẩm thép các loại. Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã cung cấp trên 1 triệu tấn thép thành phẩm, tăng hơn 7% so với 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là 155.000 tấn, tăng 63,5%. Sản lượng bán phôi thép là 530.000 tấn gồm cả nội địa và xuất khẩu.
Trong khi đó, Tập đoàn Hoa Sen ( HoSE: HSG ) vừa công bố ước kết quả kinh doanh trong tháng 4 với doanh thu đạt 2.233 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 90 tỷ đồng. Kết quả này giúp Hoa Sen vượt 18% kế hoạch lợi nhuận năm sau 7 tháng với 472 tỷ đồng. Song về mặt doanh thu, tập đoàn mới đạt 52% kế hoạch, ghi nhận ở mức 14.497 tỷ đồng. Hoa Sen dẫn đầu thị phần tôn mạ và đứng thứ 2 thị trường ống thép.
Trao đổi với Người Đồng Hành, ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Nam Kim ( HoSE: NKG ) chia sẻ tháng 4 thực hiện giãn cách xã hội nhưng tiêu thụ thép nội địa của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều, song hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng. Qua tháng 5, tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng nhưng xuất khẩu vẫn giảm và kỳ vọng tháng 6 mới phục hồi lại.

Theo Thuỳ Yên

NDH

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH XNK TM NAM SÀI GÒN

ĐC: 300/43 Nguyễn Văn Linh, P. Bình Thuận, Quận 7, TPHCM

VPGD: 115 Hưng Thái 2, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Quận 7. TPHCM

0915.79.89.09

028.5410.7984

MST: 031 292 6036410.7984

Nhận báo giá

Tiêu thụ giảm, doanh nghiệp thép thêm sức ép từ giá nguyên liệu trở lại mức kỷ lục

Tiêu thụ giảm, doanh nghiệp thép thêm sức ép từ giá nguyên liệu trở lại mức kỷ lục

Tiêu thụ giảm, doanh nghiệp thép thêm sức ép từ giá nguyên liệu trở lại mức kỷ lục
Giá quặng sắt và cuộn cán nóng tăng mạnh trở lại

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sau nhiều tháng giá nguyên liệu sản xuất thép giảm sâu thì trong tháng 5, 6 và 7 đã tăng trở lại. Đặc biệt, giá quặng sắt ngày 8/8 giao dịch ở mức 115-118 USD/tấn, tăng 9-12 USD/tấn so với đầu tháng 7 và tăng 30 USD so với đầu tháng 5. Đồng thời, giá nguyên liệu này cũng đã đạt mức tương đương với giá cao kỷ lục ghi nhận vào tháng 7/2019 do sự cố vỡ đập ở mỏ Vale (Brazil).

Giá thép phế liệu cũng tăng từ 251 USD/tấn thời điểm tháng 5 lên 280 USD/tấn đầu tháng 8. Giá cuộn cán nóng (HRC) CFR cảng Đông Á tăng mạnh trong 2 tháng gần đây lần lượt lên 450 USD/tấn và 490 USD/tấn, đang tiến sát mức trên 500 USD/tấn cùng kỳ năm trước. Giá HRC CFR cảng Đông Á từng ghi nhận mức cao nhất khoảng 620 USD/tấn vào hồi đầu tháng 3/2018.
Bắt đầu tư tháng 5, giá HRC tại Trung Quốc cũng đã tăng liên tục từ mức 3.460 nhân dân tệ (RMB) mỗi tấn lên 4.072 nhân dân tệ tính đến 13/8.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy quốc gia này đã nhập khẩu 112,65 triệu tấn quặng sắt trong tháng 7, tăng 10,8% so với tháng 6 và 24% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, Trung Quốc nhập 659,6 triệu tấn quặng sắt, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.Theo Wall Street Journal, giá quặng sắt tăng cao do sự hồi phục kinh thế Trung Quốc sau khi Bắc Kinh triển khai loạt biện pháp kích thích kinh tế, tập trung vào dự án hạ tầng và xây dựng.
Diễn biến giá nguyên liệu sản xuất tăng cao gây sức ép lên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh đà phục hồi còn nhiều thách thức do dịch Covid-19 tái bùng phát.
Theo báo cáo VSA, mặc dù giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động theo chiều hướng tăng nhưng giá bán thép trong nước bình quân tháng 7 khoảng 10.900-11.000 đồng/kg tùy chủng loại và tùy doanh nghiệp, giảm so với các tháng trước. Sự cạnh tranh giữa các nhà máy để giữ hay phát triển thêm thị phần vẫn gay gắt, đặc biệt là khu vực phía Nam, trong cả lĩnh vực công trình và dân dụng.


Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ). Với diễn biến giá quặng sắt tăng cao nhưng giá thép xây dựng không tăng mà còn giảm có thể khiến biên lợi nhuận của tập đoàn đi xuống. Năm 2019, sau sự cố vỡ đập ở mỏ Vale (Brazil) diễn ra vào tháng 1, giá quặng sắt liên tục tăng cao và đạt đỉnh vào đầu tháng 7, điều này đã khiến biên lợi nhuận thuần lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép của Hòa Phát giảm mạnh xuống lần lượt 9,1% và 6,86%. Đến quý I và II năm nay, biên lợi nhuận thuần mảng thép Hòa Phát tăng trở lại khi giá nguyên vật liệu giảm.

* Hòa Phát tính theo biên lợi nhuận thuần riêng mảng thép/ ** Hoa Sen niên độ tài chính 30/9-1/10. Đơn vị: %

Với Tập đoàn Hoa Sen ( HoSE: HSG ), quy trình sản xuất bắt đầu tư nguyên liệu chính là thép cán nóng (HRC), tạo ra thép cán nguội và đến sản phẩm cuối cùng tôn. Do vậy, giá HRC tăng trong 2 tháng gần đây có thể khiến biên lợi nhuận bị ảnh hưởng. Nửa đầu năm 2019 khi giá HRC neo ở mức cao trên 500 USD/tấn đã khiến biên lợi nhuận gộp của tập đoàn chỉ đạt mức 11,3% và 13,4%. Sang nửa đầu năm nay, giá HRC giảm dần có lúc xuống 400 USD/tấn đẩy biên lãi gộp HSG tăng lên 17,3% và 14,7%.
Tiêu thụ thép nửa đầu năm giảm, bước vào mùa mưa

Theo VSA, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 7 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng âm. Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt 13,7 triệu tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ 2019; bán hàng đạt 12,37 tấn, giảm 9,6% và xuất khẩu đạt 2,2 tấn, giảm 19,3%.
Báo cáo của VSA nhận định thị trường thép toàn cầu hy vọng khả quan hơn vào quý III nhưng sự tái bùng phát dịch Covid-19 lần 2 cho thấy những thách thức. Thị trường xuất khẩu khá khó khăn do các quốc gia đang trong giai đoạn đóng cửa, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra và nhiều nguyên liệu cạnh tranh.
Tại Việt Nam tình hình tiêu thụ thép có khởi sắc giai đoạn sau giãn cách vào tháng 4 nhưng tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 lần 2 diễn biến phức tạp và tiêu thụ chậm lại do bước vào mùa mưa. Song, điểm sáng là Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công giúp tăng cầu.
Báo cáo kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp thép đều cho thấy sự sụt giảm trong doanh thu, ngoại trừ Hòa Phát. Cụ thể, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thép bán ra ngoài đạt 32.943 tỷ đồng, tăng 38%.
Trong khi tổng sản lượng bán hàng các đơn vị thành viên VSA giảm thì sản lượng thép xây dựng Hòa Phát vẫn tăng 14,5% trong 7 tháng đầu năm đạt 1,81 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thép thành phẩm xuất khẩu cũng tăng 73,3% đạt 256.500 tấn, ghi nhận mức tương đương khối lượng xuất khẩu cả năm 2019. Cùng với đó, Hòa Phát cũng cung ứng ra thị trường 1 triệu tấn phôi thép trong 7 tháng đầu năm.
Ngược lại, các doanh nghiệp thép khác như Hoa Sen, Nam Kim, SMC , Pomina đều giảm doanh thu từ 11% đến 13%, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 42% doanh thu là Đại Thiên Lộc.
Xét về lợi nhuận, Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim là các đơn vị tăng trưởng lợi nhuận. Ngược lại, Pomina lỗ đậm 144 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao hơn mức lỗ 132 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Hòa Phát ngoài mảng kinh doanh thép khởi sắc thì mảng nông nghiệp đột biến cũng đóp góp đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng. Mảng nông nghiệp đem về cho Hòa Phát 841 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng kỳ năm trước chỉ 109 tỷ đồng.
Tập đoàn Hoa Sen dù doanh thu giảm nhưng giá vốn giảm sâu hơn, biên lãi gộp cải thiện đáng kể cùng chi phí tài chính giảm đã giúp lãi ròng đạt 520 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 140%.
Xét riêng quý II, lợi nhuận Tôn Nam Kim giảm sâu do cùng kỳ năm trước có khoản lợi nhuận khác 180 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng. Dù vậy, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận doanh nghiệp vẫn tăng 73% đạt 59 tỷ đồng do quý I năm trước lỗ ròng 102 tỷ đồng (quý IV/2018 và quý I/2019 là thời kỳ hoạt động kinh doanh của Nam Kim xuống đáy, xuất hiện các khoản lỗ hơn trăm tỷ đồng).
Với Pomina doanh thu giảm cùng chi phí tài chính ở mức cao trên 200 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao hơn lợi nhuận gộp đã dẫn đến khoản lỗ ròng 144 tỷ đồng.
Công ty cho biết do đang triển khai dự án lò cao, dự kiến tháng 10 mới bắt đầu đi vào hoạt động nên chi phí lãi vay tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu công ty giảm do tiêu thụ chung của ngành giảm.

Đơn vị: tỷ đồng

Theo Ngọc Điềm

NDH

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH XNK TM NAM SÀI GÒN

ĐC: 300/43 Nguyễn Văn Linh, P. Bình Thuận, Quận 7, TPHCM

VPGD: 115 Hưng Thái 2, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Quận 7. TPHCM

0915.79.89.09

028.5410.7984

MST: 031 292 6036410.7984

Nhận báo giá