Ngành thép Việt Nam đang đối mặt với giai đoạn đầy thử thách khi vừa phải oằn mình gánh chi phí đầu vào tăng cao, vừa chứng kiến sức tiêu thụ trong nước suy giảm nghiêm trọng. Trong thế “gọng kìm” này, không ít doanh nghiệp chật vật, thậm chí thua lỗ nặng.

Chi phí đầu vào liên tục leo thang
Mới đây, giá điện bình quân đã được điều chỉnh tăng thêm 4,5%, lên mức hơn 2.000 đồng mỗi kWh. Đây là một đòn giáng mạnh vào ngành thép – vốn tiêu thụ điện năng cực lớn. Ước tính từ Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho thấy, nếu các doanh nghiệp không thể chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng, lợi nhuận trước thuế toàn ngành có thể giảm đến 23%.
Bên cạnh đó, hai nguyên liệu đầu vào quan trọng là thanquặng sắt cũng đồng loạt tăng giá. Giá than hiện cao gấp 1,5 đến 3 lần so với giai đoạn 2020–2021, còn quặng sắt cũng có xu hướng leo thang trong thời gian gần đây. Điều này khiến chi phí sản xuất thép bị đội lên đáng kể, gây áp lực lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành

Nhu cầu tiêu thụ yếu, giá bán lao dốc

Trong khi chi phí sản xuất tăng cao, nhu cầu trong nước lại chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu để duy trì hoạt động, nhưng thị trường quốc tế cũng không dễ thở do thép Trung Quốc đang tràn ra với giá cạnh tranh rất mạnh.

Giá thép xây dựng tại Việt Nam hiện dao động quanh mức 13,4–13,7 triệu đồng/tấn – thấp nhất trong ba năm trở lại đây. Mức giá thấp kéo dài làm xói mòn doanh thu, đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế khó khăn.

Doanh nghiệp lớn giữ vững phong độ, phần còn lại chật vật

Bức tranh tài chính của ngành thép đang có sự phân hóa rõ rệt. Một số ông lớn như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) hay Hoa Sen (HSG) vẫn duy trì được lợi nhuận tốt trong quý III/2024, với Hòa Phát báo lãi 2.000 tỷ đồng, còn Hoa Sen ghi nhận gần 440 tỷ đồng lợi nhuận.

Trái ngược với nhóm dẫn đầu, nhiều doanh nghiệp khác như VNSteel, Pomina hay SMC vẫn đang tiếp tục thua lỗ. Trong đó, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đã lỗ quý thứ năm liên tiếp.

Hy vọng vào năm 2025

Dù hiện tại còn nhiều khó khăn, các chuyên gia vẫn kỳ vọng ngành thép có thể bật dậy trong năm 2025. Theo nhận định của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thị trường nội địa có thể phục hồi nhờ loạt yếu tố hỗ trợ: mặt bằng lãi suất thấp, giá thép hấp dẫn, cùng với các chính sách thúc đẩy đầu tư công, xây dựng dân dụng và bất động sản.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH XNK TM NAM SÀI GÒN

ĐC: 300/43 Nguyễn Văn Linh, P. Bình Thuận, Quận 7, TPHCM

VPGD: 115 Hưng Thái 2, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Quận 7. TPHCM

0915.79.89.09

028.5410.7984

MST: 031 292 6036410.7984

Nhận báo giá